Hướng Dẫn Hạch Toán Bên Nhận Gia Công Hàng May Mặc

Hướng Dẫn Hạch Toán Bên Nhận Gia Công Hàng May Mặc Chi Tiết

Hạch toán gia công hàng may mặc là một quá trình vô cùng quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp kiểm soát chị tiết đầu vào, đầu ra, theo dõi đơn đặt hàng và tính toán chi phí vật liệu, giá thành của sản phẩm đó. Trong bài viết này, Vaxy sẽ chia sẻ thông tin để bạn hiểu hơn với hạch toán gia công là gì và cách mà kế toán của bên nhận gia công hàng may mặc thực hiện như thế nào. Cùng tìm hiểu nhé!

Hạch toán hàng gia công may mặc là gì?

Quá trình hạch toán gia công hàng may mặc bao gồm 4 công đoạn:

  • Quan sát: Công đoạn này giúp doanh nghiệp định hướng và phản ánh sự tồn tại của những đối tượng cần thu thập.
  • Đo lường: Giúp lượng hóa hao phí trong gia công hàng may mặc và của cải vật chất đã tạo ra.
  • Hạch toán: Sử dụng các phép toán, phân tích và tổng hợp để nhận biết mức độ thực hiện và hiệu quả của từng quá trình kinh tế.
  • Ghi chép: Công đoạn này nhằm thu nhận, xử lý và sao lưu tình hình, kết quả của các hoạt động kinh tế. Đây chính là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp đưa ra các kế hoạch và quyết định kinh doanh phù hợp.

Đặc thù trong kế toán của doanh nghiệp nhận gia công hàng may mặc 

Doanh nghiệp nhận gia công hàng may mặc là đơn vị trực tiếp sản xuất và gia công các sản phẩm may mặc cho doanh nghiệp thương mại. Vì vậy, với những doanh nghiệp này, kế toán cần nắm vững những phương pháp hạch toán nhân công, nguyên liệu, chi phí sản xuất và giá thành… Bởi đây là những yếu tố phục vụ chính cho quy trình sản xuất ngành dệt may.

Bên gia công cần hạch toán đầy đủ các chi phí nhân công, nguyên vật liệu, giá thành sản xuất...
Bên gia công cần hạch toán đầy đủ các chi phí nhân công, nguyên vật liệu, giá thành sản xuất…

Nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình gia công hàng may mặc gồm những gì?

Nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình gia công hàng may mặc bao gồm những loại sau:

  • Nguyên vật liệu chính: Các loại vải được dùng để sản xuất hàng may mặc như vải cotton, vải thun, kate, vải hoa, vải kẻ…
  • Nguyên vật liệu phụ: Bao gồm nguyên liệu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (logo, nhãn, cúc áo…) và nguyên liệu phục vụ cho sản xuất (kim, chỉ, phấn vẽ…)
  • Các loại nguyên liệu, phụ tùng phục vụ cho sản xuất sản phẩm (vòng bi, xăng, dầu nhờn…)
Các loại nguyên vật liệu chủ yếu phục vụ cho ngành sản xuất hàng may mặc
Các loại nguyên vật liệu chủ yếu phục vụ cho ngành sản xuất hàng may mặc

>>> ĐỌC THÊM: Mở Local Brand Cần Bao Nhiêu Tiền?

Những đặc thù trong cách hạch toán của doanh nghiệp gia công hàng may mặc

Đặc thù chính của quá trình hạch toán đối với bên nhận gia công hàng may mặc chính là tính chi phí gia công, theo dõi việc xuất – nhập thành phẩm gia công và bàn giao cho doanh nghiệp thương mại. Dưới đây là một số tính chất đặc thù chung trong hạch toán của bên nhận gia công sản phẩm thời trang:

  • Nguyên vật liệu: Hạch toán chi tiết theo tên của từng đối tác thương mại. Nguyên vật liệu sẽ được phân chia làm hai phần là nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ như đã nêu ở phía trên.
  • Kế toán của bên nhận gia công cần mở sổ tài khoản để theo dõi hoạt động sản xuất, yêu cầu nhận gia công từ phía doanh nghiệp thương mại. Bộ phận này cần theo dõi việc giao trả thành phẩm hay nhận sản xuất từ các doanh nghiệp thương mại đối tác.
  • Chi phí nhân công sẽ được phân bổ theo giá trị đơn hàng mà phía doanh nghiệp thương mại đặt.

Hướng dẫn hạch toán bên nhận gia công hàng may mặc chính xác, chi tiết 

Cách hạch toán bên nhận gia công hàng may mặc theo Quyết định số 48 

  1. Hàng hóa khi nhận gia công cho các doanh nghiệp khác, kế toán sẽ ghi đơn vào TK 002 – Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công:
  • Trường hợp nhận hàng để gia công: Ghi Nợ TK 002 – Vật tự hàng hóa nhận gia công, giữ hộ 
  • Trường hợp xuất kho hàng để chế biến, gia công hoặc trả lợi cho doanh nghiệp thương mại: Ghi Có TK 002 – Vật tự hàng hóa nhận gia công, giữ hộ
  1. Xác định doanh thu nhận được dựa theo số tiền gia công thực tế:
  • Ghi Nợ TK 111, 112, 131 – Số tiền thu được
  • Ghi Có TK 551 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
  • Ghi Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có)

Cách hạch toán bên nhận gia công hàng may mặc theo Thông tư 200 

  1. Hàng hóa khi nhận gia công cho các doanh nghiệp khác, kế toán theo dõi và ghi chép thông tin vào phần thuyết minh báo cáo tài chính.
  2. Xác định doanh thu nhận được dựa theo số tiền gia công thực tế:
  • Ghi Nợ TK 111, 121, 131 – Số tiền thu được
  • Ghi Có TK 551 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
  • Ghi Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
Hướng dẫn hạch toán cho doanh nghiệp nhân gia công chi tiết, chính xác
Hướng dẫn hạch toán cho doanh nghiệp nhân gia công chi tiết, chính xác

Lời kết 

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách kế toán của doanh nghiệp gia công thực hiện quy trình hạch toán hàng may mặc. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc kinh doanh suôn sẻ, thuận lợi hơn. Nếu quý khách có nhu cầu thuê gia công hàng thiết kế chất lượng, giá tốt, hãy liên hệ với Vaxy. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng cơ hội hợp tác với hàng trăm đơn vị lớn nhỏ, chúng tôi tự tin sẽ hoàn thành tốt đơn đặt hàng của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *