Vải May Áo Thun Chất Lượng Được Yêu Thích Nhất

Chất liệu là yếu tố quan trọng được người tiêu dùng đặt lên hàng đầu

Áo thun là item không thể thiếu trong tủ đồ của nhiều người. Để tạo nên một chiếc áo thun đẹp cần rất nhiều yếu tố. Ngoài form dáng, màu sắc,… Chất liệu là yếu tố được nhiều người quan tâm. Vì vậy, tại sao không tìm hiểu về các loại vải may áo phông thun hiện nay để lựa chọn được chiếc áo yêu thích?

Áo thun – Đơn giản, tính ứng dụng cao

Áo thun hay còn được gọi là áo phông. Áo thun có lịch sử ra đời từ rất sớm ở Mỹ, thế nhưng mãi sau thế chiến thứ II, áo thun mới được sử dụng biết đến và trở thành làn sóng thời trang mạnh mẽ. 

Với những ưu điểm vượt trội trong quá trình sử dụng, áo thun dần trở thành item không thể thiếu với nhiều người. Hầu hết, áo thun thường được may bởi các loại vải mềm mịn, tính thấm hút tốt. Áo thun vì thế cũng thích hợp để mặc hàng ngày bởi sự dễ chịu mà nó mang lại. Trong quá trình hình thành và phát triển, áo thun cũng có được nhiều kiểu dáng, màu sắc, họa tiết đa dạng. Vì thế, với áo thun, bạn rất dễ dàng có được những bộ outfit đơn giản nhưng không bao giờ nhàm chán.

Các loại vải may áo thun không phải ai cũng biết

Áo phông thun được maynên từ nhiều chất liệu vải khác nhau. Mỗi chất liệu đều có những ưu và nhược điểm riêng thích hợp với những yêu cầu khác nhau của người dùng. Dưới đây là một số loại vải được sử dụng phổ biến nhất.

Áo thun từ vải may 100% cotton

cotton được làm từ 100% sợi vải thiên nhiên thân thiện với môi trường
Vải cotton được làm từ 100% sợi vải thiên nhiên thân thiện với môi trường

Sợi vải 100% cotton được làm từ sợi bông thiên nhiên.  Sau khi thu hái bông, người ta sẽ kéo chúng thành sợi. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, cho đến ngày nay, sợi bông được xử lý tốt hơn với hóa chất để cho ra đời những sợi vải có nhiều ưu điểm. Vì thế, sợi bông được sử dụng rất phổ biến trong ngành dệt may. Đặc biệt, đây là loại vải may áo thun phông rất được yêu thích.

Ưu điểm

  • Mang lại cảm giác khô thoáng, thoải mái cho người mặc vì có độ thấm hút tốt.
  • Vải cotton khá thân thiện với môi trường, có thể tái chế vì được làm từ sợi tự nhiên.
  • Độ bền của áo thun may từ vải cotton khá cao. 
  • Vải cotton cũng được yêu thích vì rất lành tính, không gây kích ứng ngay cả với làn da nhạy cảm.

Nhược điểm 

  • Vì được làm từ 100% sợi bông thiên nhiên nên loại vải này khá cứng và giá thành khá cao.

Áo thun từ vải may PE

Vải PE hay còn được gọi là vải Polyester vì được dệt từ 100% sợi Polyester
Vải PE hay còn được gọi là vải Polyester vì được dệt từ 100% sợi Polyester

Vải PE hay còn được gọi là vải Polyester vì được dệt từ 100% sợi Polyester. Từ phản ứng hóa học giữa acid và rượu, các phân tử kết hợp với nhau tạo ra phân tử lớn có vòng lặp trong suốt chiều dài của sợi vải.

Ưu điểm

  • Điểm cộng đầu tiên cho loại vải PE chính là giá thành khá rẻ so với những loại vải may áo phông khác.
  • Vì cấu tạo sợi vải sát nhau nên vải PE rất bền màu, có khả năng chống nước rất tốt.
  • Vải PE rất bền, đặc biệt không bị co dãn nên tránh được tình trạng nhăn áo trong quá trình sử dụng.

Nhược điểm

  • Loại vải này khá dày và nặng nên gây khó khăn trong tình trạng giặt giũ.
  • Ngược lại với vải cotton, chất PE thường gây cảm giác khó chịu vì tính thấm hút kém. Để khắc phục nhược điểm này, người ta hay pha thêm chất cotton vào. 

Áo thun may từ vải modal 

Áo thun may từ vải modal có đặc tính kháng khuẩn nên được nhiều người yêu thích
Áo thun may từ vải modal có đặc tính kháng khuẩn nên được nhiều người yêu thích

Đây chính là loại vải làm từ sợi tơ nhân tạo có nguồn gốc từ cây sồi. Vì có nguồn gốc từ thiên nhiên, nên vải modal cũng rất thân thiện với môi trường. Đặc biệt, vì có tính kháng khuẩn nên rất được yêu thích trong ngành dệt may.

Ưu điểm

  • Vải modal là chất liệu khá mềm mại, thoải mái khi mặc. Đặc biệt, khả năng thấm hút cao hơn 50% so với sợi bông nên rất thông thoáng khi măc.
  • Với khả năng lên màu tốt (tốt hơn cả vải cotton và PE) nên modal rất được yêu chuộng khi may áo thun.
  • Độ bền của vải này khá tốt, đồng thời cũng có khả năng phân hủy tự nhiên nên đây được xem là chất liệu lý tưởng cho “thời trang bền vững”.

Nhược điểm

  • Modal là loại vải có giá thành khá cao, cao hơn cả vải cotton 100%.
  • Vì được làm từ sợi thiên nhiên nên modal rất dễ bị xù lông sau khi sử dụng. Để khắc phục nhược điểm này thì người ta hay kết hợp loại vải này với những chất liệu khác.

Áo thun may từ vải TC

các loại vải may áo thun phông
Vải TC có nhiều ưu điểm vượt trội với giá thành phải chăng

Vải TC không phải là một chất liệu quá mới, bởi nó được tạo nên từ sợi PE và cotton. Hai loại sợi này thường được pha với tỷ lệ 35/65, tức là 35% cotton và 65% PE. Có thể nói, đây chính là sự kết hợp rất hoàn hảo bởi nó khắc phục được hầu hết những điểm yếu của loại vải cotton 100% và vải PE nguyên sợi. Vì vậy, đây là loại vải rất được yêu thích trên thị trường áo thun.

Ưu điểm

  • Với thành phần từ cotton, vải TC được đánh giá rất cao về khả năng thấm hút.
  • Độ bền áo thun làm từ vải TC rất cao, rất khó bị xù lông nên giữ form áo rất chuẩn. 
  • Vải TC cũng thường được pha thêm spandex nên có được tính mềm mại nhất định, rất thoải mái khi mặc.
  • Đặc biệt, với nhiều ưu điểm nhưng loại vải TC vẫn có được mức giá thành hợp lý, thậm chí là khá rẻ so với những loại vải khác.

Nhược điểm

  • Vải TC có độ thấm hút tốt hơn so với vải PE, nhưng vì tỷ lệ cotton còn thấp nên tính thấm hút còn hạn chế hơn so với những loại khác.

Bí quyết bảo quản áo thun luôn mới

Cách giặt áo thun đúng cách

  • Tránh ngâm áo thun với nước giặt quá lâu. Điều này sẽ khiến áo nhanh phai màu, thậm chí bị loang màu với những quần áo khác.
  • Nên giặt áo phông thun bằng nước lạnh hoặc nước hơi ấm. Nếu giặt với nước quá nóng, chắc chắn chiếc áo thun yêu thích của bạn sẽ bị chảy xệ mất form do vải giãn ra đấy.
các loại vải may áo thun phông
Giặt đúng cách sẽ giúp áo thun lâu cũ hơn đấy

Đối với các loại vải may áo thun phông, không nên chà sát vải quá mạnh. ặc biệt là giặt áo với chất tẩy mạnh.

Cách treo và bảo quản áo thun đúng cách 

  • Treo áo thun theo chiều ngang để hạn chế tình trạng nhão áo.
  • Khi treo áo nên lưu ý móc từ dưới thân lên cổ áo, điều này tránh được tình trạng chảy xệ cổ áo.
  • Hạn chế sử dụng bàn là. Nếu trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng thì nên lộn mặt trong của áo để là.

Tổng quan

Bài viết trên đã cung cấp những kiến thức hữu ích về các loại vải may áo phông thun. Bên cạnh đó là những tips hữu ích để bảo quản chiếc áo thun phông luôn mới. Hãy liên hệ với Vaxy để được tư vấn thêm nhé! Xưởng may Vaxy chuyên gia công quần áo local brand với nhiều chính sách và ưu đãi tốt. Cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *