Vải Dù Là Vải Gì? Đặc Tính, Ứng Dụng Và Cách Bảo Quản Vải Dù
Vải dù vốn rất quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Tuy nhiên không vải ai cũng thật sự biết cách bảo quản hay ưu nhược điểm cùng những ứng dụng của loại vải này. Vậy thì hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về vải dù là gì? Và đặc tính, phân loại, ứng dụng cũng như là cách bảo quản các loại vải dù đúng cách nhé!
Vải dù là vải gì?
Vải dù là vải gì? Đây là chất liệu có tên gọi bằng tiếng anh là parachute. Thực chất vải dù là một trong những loại vải tổng hợp do con người gia công. Tùy theo nhu cầu mà tỉ lệ thành phần cấu tạo của vải dù sẽ có phần khác nhau. Tuy nhiên, thông thường chất liệu này có đầy đủ hoặc một vài các thành phần sau đây:
Cotton.
Polyester.
Sợi vải thô (canvas).
Nylon.
Tơ nhân tạo.
Kevlar
Phân loại vải dù
Có nhiều cách để phân chia các loại vải dù. Tuy nhiên thông thường tại thị trường Việt Nam, mọi người thường chia thành 3 loại chính và phổ biến nhất là: 210T, 420T và 650T. Mỗi loại sẽ có ứng dụng cũng như là đặc điểm nổi bật khác nhau.
Bên cạnh phân chia theo chữ “T”, các loại vải dù được được đánh giá theo độ dày của lớp vải. Một số loại phổ biến như 200D, 600D hay 800D. Trong đó, chữ D càng lớn sẽ tỉ lệ thuận với độ dày của chất vải.
Ưu nhược điểm của vải dù
Ưu điểm
Trọng lượng nhẹ.
Đa dạng từ màu sắc, độ dày đến cả kích cỡ.
Chống thấm nước, chống các tác động vật lý tốt.
Đa dạng họa tiết và chất liệu cấu thành.
Bền bỉ với thời gian và giá thành khá rẻ trên thị trường so với các loại vải tự nhiên.
Nhược điểm
Khả năng thấm hút mồ hôi thấp.
Dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao dẫn đến hư hỏng.
Độ co giãn kém.
Ứng dụng của vải dù
Vậy thì chất liệu này sẽ có những ứng dụng gì trong cuộc sống? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Thời trang
Áo vải dù: Thông thường với tính chất không thấm nước và độ co giãn thấp của chất vải dù nên chất liệu này này không được ưa chuộng khi được sử dụng vào các loại áo như áo thun, polo vì tạo cảm giác bí bách, kém thoải mái. Thay vào đó áo vải dù thông thường được sử dụng phổ biến nhất là áo khoác. Trọng lượng nhẹ nhưng lại có tác dụng giữ ấm, chắn mưa chắn gió cao cùng với độ đa dạng về màu sắc và họa tiết, bạn có thể dễ dàng bắt gặp các sản phẩm áo khoác được làm từ chất liệu trong các cửa hàng thời trang.
Quần: Ngoài ra, quần vải dù cũng là một mặt hàng thời trang được giới trẻ săn đó. Khác với áo, quần vải dù có vẻ phổ biến hơn vì không quá lo về các vấn đề thấm hút hay co giãn. Thông thường mặt hàng này hay theo phong cách unisex, streetwear hoặc hiphop với phom dáng rộng. Chính chất liệu đặc biệt này làm cho trang phục của bạn trông phong cách, bụi bặm hơn và vẫn che khuyết điểm rất tốt.
Những ứng dụng khác
Làm áo mưa: Với khả năng kháng nước nhất nhì trong tất cả các loại vải, vải dù chắc chắn là một trong những chất liệu được ưa chuộng nhất khi làm áo mưa khi không vừa nhẹ, vừa chất lương nhưng vẫn giữ được chi phí thấp nhất cho doanh nghiệp đồng thời vẫn mang lại cảm giác thoải mái cho người tiêu dùng.
Tấm bạt: Bên cạnh những ứng dụng với kích thước nhỏ như áo mưa, áo khoác hay quần thì chất liệu này còn có ứng dụng trong những vật dụng với kích thước lớn như các tấm bạt phủ. Những tấm bạt phủ thường được tạo nên bởi chất vải dù 650T và tuổi thọ của những tấm bạt này thường tối thiểu từ 10 năm trở lên.
Ngoài ra, chất vải dù còn có những ứng dụng khác như:
Túi xách, balo, bao hộ chiếu, giấy tờ.
Dây đồng hồng chống nước.
Trang phục bảo hộ.
Chăn/ mền giữ ấm.
Đệm hơi ô tô.
Cách bảo quản vải dù đúng cách
Thế nhưng làm sao để bảo quản các vật dụng làm từ chất liệu này một cách hiệu quả nhất nhằm đảm bảo tối đa tuổi thọ của chúng? Hãy để Vaxy mách cho bạn nhé!
Vệ sinh, làm sạch
Đối với các vật dụng có chất vải dù thì bạn chỉ nên lau qua bằng khăn ướt. Tuyệt đối không được dùng chất tẩy rửa mạnh sẽ làm mài mòn, phai màu hay thậm chí là tạo nên những lỗ hổng trên bề mặt vật dụng. Ngoài ra bạn có thể dùng các biện pháp như dùng băng dính hay máy hút bụi để làm sạch chúng một cách an toàn nhất.
Còn đối với các mặt hàng thời trang như áo vải dù thì bạn tuyệt đối không được giặt bằng nước có nhiệt độ cao vì chất liệu này nhạy cảm với nhiệt độ cao. Khi phơi, nên phơi quần áo trong thời tiết gió mát, trắng nắng nóng và lộn mặt trong ra bên ngoài để hạn chế việc bị phai màu.
Ủi/ là
Ủi/là các vật dụng với chất vải dù bằng nhiệt độ thấp nhất trong chế độ của thiết bị. Lưu ý hãy di chuyển tay ủi/ là liên tục và không dừng lại. Việc này sẽ tránh việc chất vải bị co rút hay thậm chí là khiến vật dụng bị cháy khét.
Bên cạnh việc sử dụng bàn ủi/ là, bạn có thể làm phẳng bề mặt chất liệu bằng cách làm ẩm sau đó căng vải ra. Cuối cùng bạn có thể để khô tự nhiên hay sử dụng máy sấy để có được kết quả bề mặt phẳng phiu nhất có thể.
Trên là một số thông tin cần biết về vải dù. Mong là những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về chất liệu này cũng như là cách bảo quản chúng. Nếu như bạn có nhu cầu gia công may các mặt hàng thời trang với loại vải này thì hãy liên hệ ngay với Vaxy để được tư vấn chi tiết nhé!