Vải Cotton – Bật Mí Quy Trình Sản Xuất

Từ xa xưa cây bông là nguyên liệu chủ yếu để làm vải

Vải cotton là loại vải được sử dụng khá phổ biến trong ngành dệt may. Chắc hẳn bạn đã từng một lần nghe nhắc đến loại vải này. Thế nhưng vải cotton có những đặc điểm gì? Sau đây hãy cùng khám phá những đặc điểm của chất liệu vải cotton và các loại vải cotton phổ biến nhé!

Vải cotton là khái niệm không quá xa lạ

chất liệu vải cotton
Vải cotton được làm từ sợi bông tự nhiên nên rất thân thiện với môi trường

Vải cotton là một sợi vải tổng hợp được tạo ra bởi bông tự nhiên hoặc được kết hợp với các sợi nhân tạo khác. Từ thời xa xưa, loại vải này đã được sử dụng khá phổ biến. Ngay từ khi trồng trọt phát triển, cây bông đã được trồng tại nhiều nơi trên thế giới. Sau khi thu hái bông, người ta sẽ kéo chúng thành sợi. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, cho đến ngày nay, sợi bông được xử lý tốt hơn với hóa chất để cho ra đời những sợi vải có nhiều ưu điểm.

Với những ưu điểm vượt trội như thấm hút tốt, chống mài mòn, khô thoáng và dễ nhuộm màu,… Vải cotton được sử dụng chủ yếu trong ngành dệt may.

Quy trình làm nên loại vải cotton như thế nào?

chất liệu sợi vải cotton
Quy trình để tạo nên vải khá phức tạp với nhiều công đoạn

Để tạo nên những mét vải với chất liệu từ sợi , phải trải qua quy trình gồm 6 bước.

  • Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, sau khi thu hoạch được xơ bông sẽ tiến hành phân loại. Những xơ bông đạt yêu cầu và chất lượng sẽ được phơi khô ở chỗ thoáng mát và đảm bảo không lẫn tạp chất.
  • Giai đoạn 2: Tiếp theo, xơ bông sẽ được tinh chế. Đây là quá trình rất quan trọng trong trong cả quá trình tạo nên vải. Khi xơ bông khô, bông sẽ được xé ra mà vẫn phải giữ được chất lượng của xơ. Sau đó, xơ bông sẽ được đưa vào lò để nấu và lọc lại nhiều lần như thế để loại bỏ hoàn toàn những tạp chất.
  • Giai đoạn 3: Sau khi được tinh chế xơ bông sẽ ở dạng lỏng và được hòa với 1 dung dịch đặc biệt. Hỗn hợp này sẽ được đưa vào máy kéo sợi để kéo duỗi tạo thành sợi.
  • Giai đoạn 4: Với giai đoạn này, các sợi đã kéo sẽ được đang vào nhau để tạo thành những tấm vải lớn. Trong quá trình dệt đó, sợi vải cũng được làm bóng và tẩy trắng để có thể bước vào giai đoạn kế tiếp.
  • Giai đoạn 5: Sợi vải sẽ được xử lý bằng thuốc nhuộm, dung dịch các chất phụ gia hữu cơ để làm vải dễ bắt màu. Vải được nhuộm nhiều lần để ăn màu tốt hơn. Và sau mỗi lần nhuộm cũng sẽ được đi giặt để loại bỏ tạp chất trên bề mặt.
  • Giai đoạn 6: Cuối cùng là wash vải để làm mềm vải, tăng độ bền, chống co rút.

Ưu và nhược điểm của loại vải cotton

Dù quy trình để tạo ra những mét vải như thế khá phức tạp. Thế nhưng loại vải nào cũng có những ưu và nhược điểm riêng.

Ưu điểm

Đầu tiên phải kể đến là độ khô thoáng, thấm hút tốt, mang lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Do tính thấm hút cực kỳ tốt của sợi bông, nên loại vải này cũng được kế thừa tính năng siêu việt ấy. 

Độ bền của chất liệu cotton cũng rất tốt. Có thể giặt bằng máy giặt trực tiếp mà không phải lo vải sẽ bị nhão đi.

Vì được cấu tạo từ sợi tự nhiên, loại vải này khá thân thiện với môi trường. Ngoài ra, chất liệu vải cotton cũng còn là nguồn tài nguyên có thể tái chế và phân hủy tự nhiên. 

Một tính năng rất khác biệt của vải này so với các loại khác chính là không gây kích ứng da. Phù hợp khi sử dụng cho những làn da nhạy cảm, đặc biệt là trẻ em. 

Nhược điểm

Với vải cotton 100% thì chất vải khá thô cứng chỉ phù hợp với nam giới. Bên cạnh đó là giá thành của loại này khá cao. Chính vì điều này mà vải cotton 100% không thực sự phổ biến với người tiêu dùng.

Để khắc phục nhược điểm này thì người ta pha vải cotton với sợi spandex để tạo sự mềm mại khi dùng.

Các loại vải cotton phổ biến thường gặp

loại khác nhau để phù hợp với nhu cầu sử dụng đa dạng của người tiêu dùng
Vải cotton được chia thành nhiều loại khác nhau để phù hợp với nhu cầu sử dụng đa dạng của người tiêu dùng

Để đáp ứng nhu cầu khác nhau của ngành may mặc mà vải cotton cũng được chia làm nhiều loại khác nhau. Dưới đây chính là 3 loại phổ biến hay gặp nhất.

Vải cotton 100%: Loại vải này có nguồn gốc 100% từ sợi bông rất thân thiện với môi trường. Tuy nhiên giá thành khá cao. Hay được sử dụng cho những sản phẩm thời trang cao cấp.

Cotton 65/35 (CVC): Vải này được tạo nên từ 65% xơ cotton và 35% xơ PE. Với phần trăm cotton khá cao thì loại vải này cũng có giá thành khá cao.

Cotton 35/65: Đây là loại được tạo nên từ 35% xơ cotton và 65% xơ PE. Loại này thường được dùng để may áo thun do mức giá thành trung bình.

Cách bảo quản sản phẩm từ chất liệu vải cotton

Không nên ngâm vải quá lâu với bột giặt. Như vậy sẽ giảm độ bền và phai mất màu sắc của vải.

Trước khi giặt nên tiến hành phân loại quần áo màu và quần áo trắng. Quần áo có màu trắng nên giặt riêng để tránh tình trạng loang màu, ố vàng sau một thời gian sử dụng.

Sử dụng bột giặt có độ ph trung bình nhằm tránh tình trạng hư hỏng, loang màu sau khi giặt.

Mẹo bảo quản vải cotton đúng cách để quần áo luôn bền đẹp
Mẹo bảo quản vải cotton đúng cách để quần áo luôn bền đẹp

Phơi quần áo ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp quá gắt. Điều này sẽ giúp quần áo giữ được độ bền lâu nhất trong quá trình sử dụng đấy.

Tạm kết

Trên đây là những kiến thức hữu ích về các loại vải cotton trong ngành dệt may. Hãy liên hệ với Vaxy để được tư vấn thêm nhé! Xưởng may Vaxy chuyên gia công quần áo local brand với nhiều chính sách và ưu đãi tốt. Cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *