Phân Tích Đối Thủ Cạnh Tranh: 6 Bước Phân Tích Hiệu Quả
Phân tích đối thủ cạnh tranh là công việc cần thiết và quan trọng cho việc định vị thương hiệu. Các bước phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn có được thông tin cơ bản về ưu, nhước điểm và kênh tiếp cận khách hàng cũng như ngân sách của đối thủ. Phân tích quy luật canh tranh và phân tích về môi trường cạnh trạnh cũng nằm trong các bước phân tích quan trọng cần thiết. Từ đó bạn sẽ đề ra được chiến lược marketing mang tính đột phá, sáng tạo và nổi bật hơn đối thủ. Cùng VAXY tìm hiểu về cách phân tích đối thủ cạnh tranh để giúp bạn từng bước vượt mặt đối thủ và thành công nhé!
Phân Tích Đối Thủ Cạnh Tranh Là Gì?
Phân tích đối thủ cạnh tranh là một chiến lược nhằm xác định đối thủ cạnh tranh chính, nghiên cứu sản phẩm, chiến lược án hàng và cách xây dựng thương hiệu của họ… Từ đó giúp bạn xác định các cơ hội tiềm năng để phát triển và cải thiện thương hiệu.
Bạn cần đánh giá, so sánh và tạo ra chiến lược Branding hiệu quả hơn và tốt hơn đối thủ. Việc phân tích cần được thực hiện đều đặn nhằm kiểm soát và quản lý chiến lược hiệu quả. Việc phân tích đối thủ cần ghi nhớ 3 hạng mục sau:
Nghiên cứu phân khúc khách hàng của đối thủ: Việc này sẽ giúp bạn tìm kiếm được đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp và phân khíc khách hàng mà đối thủ hướng đến.
Phân tích dịch vụ, sản phẩm mà đối thủ cung cấp: Bạn cần phân tích đối thủ theo phương pháp 4P như sản phẩm (Product), kênh bán hàng (Place), Giá cả (Price), chương trình khuyến mãi (Promotion). Việc này sẽ giúp bạn tạo được nhiều điểm khác biệt, nổi bật cho doanh nghiệp của mình.
Phân tích các chính sách lãnh đạo, quản lý từ đối thủ: việc phân tích này sẽ hỗ trợ bạn tìm được những ưu điểm nổi trội của đối thủ để bạn có thể tạo ra chiến lược hợp lý nhất.
Phân Tích Quy Luật Cạnh Tranh Là Gì?
Quy luật cạnh tranh là điều tiết một cách khách quan mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa chủ thể sản xuất và trao đổi hàng hóa. Khi đã tham gia thị trường, các chủ thể sản xuất kinh doanh, bên cạnh sự hợp tác cần chấp nhận cạnh tranh.
Hoạt động cạnh tranh diễn ra trong kinh tế thị trường là điều tất yếu. Cạnh tranh là việc chạy đua tham gia sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ giữa các chủ thể kinh doanh để thực hiện tốt nhất lợi ích của mình.
Phân Tích Môi Trường Cạnh Tranh Là Gì?
Môi trường cạnh tranh (Competitive Environment) được tạo ra khi một doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ và sản phẩm tương tự như các sản phẩm và dịch vụ do các doanh nghiệp khác cung cấp. Hoạt động phân tích môi trường cạnh tranh nằm trong phân tích đối thủ cạnh tranh bao gồm nghiên cứu về các môi trường cạnh tranh như: Môi trường cạnh tranh lành mạnh; Môi trường cạnh tranh độc quyền; Cạnh tranh hoàn hảo; Cạnh tranh ngành…
Tại Sao Phải Phân Tích Đối Thủ Cạnh Tranh?
Thông qua việc phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể giữa doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh trong mắt người tiêu dùng. Việc này sẽ giúp bạn xác định đúng các yếu tố cần cải thiện và định vị thương hiệu một cách tốt nhất.
Một số lợi ích khi phân tích đối thủ cạnh tranh có thể kể đến như:
Thông tin chi tiết về thị trường, đối thủ, cơ hội cùng các chiến lược tiếp thị hiệu quả
Cái nhìn của khách hàng/người tiêu dùng giữa thương hiệu của bạn và đối thủ.
Tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để phát huy, cải thiện cho thương hiệu của bạn và có thể tận dụng tối ưu thị trường ngách.
Các Bước Phân Tích Đối Thủ Cạnh Tranh
Lập Danh Sách Phân Tích Và Đánh Giá
Nếu bạn chưa biết cách phân tích đối thủ cạnh tranh của thương hiệu của bạn thì bạn có thể sử dụng các công cụ hoặc tìm kiếm trên internet qua Google, Alexa hoặc Amazon hoặc các diễn đàn thương mại điện tử. Việc bạn cần cân nhắc khi tìm kiếm các đối thủ trên các kênh này là:
Đối thủ đã tham gia thị trường lâu hay chưa?
Phân khúc khách hàng mà đối thủ hướng đến có giống với thương hiệu của bạn?
Đối thủ có sản phẩm hay dịch vụ kinh doanh nào tương tự với bạn không?
Chiến dịch quảng bá thương hiệu của đối thủ có điểm gì nổi bật hơn thương hiệu của bạn?
Bạn nên tạo danh sách từ 7 – 10 đối thủ canh tranh nhằm lọc được những đối thủ hàng đầu khi bước bào phân tích đối thủ cạnh tranh chi tiết. Sau khi đã có danh sách đối thủ cạnh tranh, bạn cần đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thị phần, quy mô hoạt động và các chiến lược mà đối thủ đang áp dụng.
Phân Loại Đối Thủ Cạnh Tranh
Có 3 nhóm đối thủ cạnh tranh phổ biến:
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Nhóm này sẽ có năng lực tương đương với thương hiệu của bạn. Đối thủ trực tiếp sẽ có cùng phần khúc khách hàng, sản phẩm và giá thành tương tự bạn.
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Nhóm đối thủ này không cùng phân khúc kinh doanh với thương hiệu bạn. Tuy nhiên, nhóm này lại cso sản phẩm tốt hơn có thể thay thế sản phẩm của bạn trong tương lai.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Nhóm đối thủ này có cùng phân khúc kinh doanh với thương hiệu bạn. Tuy nhiên, họ chưa chính thức gia nhập thị trường chung.
Bạn cần phân loại đối thủ cạnh tranh từ danh sách vào các nhóm trên. Việc này sẽ giúp bạn lên chiến lược Marketing hiệu quả và tối ưu nhất.
Bạn cần thu thập thông tin theo 5 nhóm sau đây sau khi đã phân tích đối thủ:
Tổng quan về doanh nghiệp của đối thủ: Bạn cần tìm hiểu thông tin cơ bản bao gồm quy mô, kết cấu, cách thức hoạt động…
Sản phẩm, dịch vụ của đối thủ: Đặc tính, giá thành của sản phẩm/dịch vụ của đổi thủ sẽ là nền tảng giúp bạn tối ưu chiến lược marketing cho thương hiệu của mình. Từ đó, bạn có thể cải thiện sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu trở nên vượt trội hơn đối thủ.
Kênh phân phối: Tìm hiểu về kênh phân phối cụ thể về các kênh đang hoạt động
Cách truyền thông của đối thủ: Xem xét về các kênh truyền thông online lẫn offline của đối thủ để tìm hiểu về cách thức tiếp cận khách hàng của đối thủ.
Khách hàng và sự nhận diện thương hiệu của khách hàng đối thủ: Tìm hiểu về đánh giá của khách hàng với thương hiệu của đối thủ.
Lập Bảng Phân Tích Đối Thủ Cạnh Tranh
Sau khi thu thập những thông tin cần thiết, bạn cần sắp xếp chùng một cách khoa học và logic. Tập hợp các dữ liệu này vào một bảng để dễ dàng cập nhật, chia sẻ thông tin. Các tiêu chí nên đưa vào bảng phân tích gồm:
Có 5 mô hình phân tích đối thủ phổ biến mà bạn có thể tham khảo. Cụ thể:
Mô hình SWOT: Đây được xem là mô hình hữu ích và được ứng dụng nhiều nhất. Mô hình này hỗ trợ bạn phân tích 4 yếu tố cơ bản giúp bạn có được giải pháp tốt nhất cho chiến lược Marketing. Bao gồm: Điểm mạnh (Strengths) – Điểm yếu (Weaknesses) – Cơ hội (Opportunities) – Thách thức (Threats).
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh: Mô hình được Michael Porter nghiên cứu và xuất hiện lần đầu tiên trên tạp chí Harvard Business Review vào năm 1979. Mô hình này được áp dụng ở mọi ngành công nghiệp. Sử dụng mô hình này sẽ giúp bạn xác định và phân tích được 5 lực lượng cạnh tranh khác nhau. Đó là Sức mạnh của nhà cung cấp – Nguy cơ thay thế – Những rào cản gia nhập – Sức mạnh khách hàng – Mức độ cạnh tranh.
Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM: CPM được viết bởi cụm từ Competitive Profile Matrix. Đây là mô giúp xác định đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mô hình này cho biết được những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp trong vị thế tương quan với đối thủ cạnh tranh.
Mô hình đa giác cạnh tranh:Mô hình này hướng đến nhiều yếu tố cạnh tranh. Mô hình được biểu thị dưới dạng đa giác, mô tả khả năng của thương hiệu so với một hoặc nhiều đối thủ cạnh tranh.
Phân tích nhóm chiến lược:Mô hình này là khung phân tích chiến lược dựa trên sự tương đồng giữa chiến lược của doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh.
Lập Báo Cáo Phân Tích Đối Thủ Cạnh Tranh
Việc lập báo cáo sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về chiến lược marketing của mình. Ngoài ra nó cing giúp bạn lựa chọn được chiến lược hợp lý cũng như đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh và khả năng mở rộng thị phần.
Tạm Kết
Chúng ta vừa tìm hiểu về phân tích đối thủ cạnh tranh, phân tích quy luật cạnh tranh là gì? Phân tích môi trường cạnh tranh là gì? Cùng với cách phân tích đối thủ cạnh tranh và các bước phân tích đối thủ cạnh tranh. Hi vọng bài viết trên sẽ hữu ích đến đến bạn. Theo dõi VAXY trong những bài viết sắp tới để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!